Không gian mở ra đầu tiên là cả một vùng non nước mây trời khoáng đạt
Du thuyền trên các thung nước Tràng An
Du thuyền ở Tràng AnKhông giống như ở Tam Cốc, Tràng An có thể tạo thành hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Các hang động ở đây lớn, dài và được những tác động của tự nhiên không ngừng biến đổi rất kỳ ảo. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, thung nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn vào được mà không ra được nếu không phải là người am hiểu địa hình sở tại
Mỗi thung là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, núi biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở đây là các thung được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo.
Tràng An có hệ thống núi đá vôi và hang động tự nhiên hết sức đa dạng. Dưới chân các núi đá vôi, nhiều nơi còn có các hàm ếch, là dấu tích của biển. Chính vì vậy vùng núi đá vôi Hoa Lư – Ninh Bình còn được gọi là “Hạ Long trên cạn”. Đặc điểm này tạo cảnh quan nhiều dãy núi đá vôi thấp trùng điệp bao quanh các thung lũng là những hồ nước nối tiếp nhau, vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Khu du lịch Tràng An có 50 hang nước và 50 hang khô tập trung thành cụm với cấu tạo theo tầng lớp và liên hoàn do dấu vết thời kỳ biển tiến, biển thoái nên nước xâm thực, liên thông các hang động với nhau. Ở đây là các thung được nối liền với nhau bởi các động xuyên thủy. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi khác.
Phủ Khống Tràng An
Hang động Tràng An xưa chính là hệ thống phòng thủ phía Nam của kinh thành Hoa Lư. Tại đây còn khá nhiều di tích lịch sử mà du khách sẽ gặp trên chặng đường hành hương. Trong đó tiêu biểu như Phủ Khống - nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh, gắn với các truyền thuyết khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà. Tại đây còn cây thị nghìn năm tuổi mà quả có 2 loại: 1 tròn và 1 dẹt. Đền Trần: là nơi thờ trung vương tướng Trần Quý Minh, viên tướng trấn ải Sơn Nam thời Hùng Vương thứ 18. Đền Trình: là nơi thờ 2 giám quan mà dân gian cho rằng các ông đã canh gác tại khu vực này.
Khi nạo vét ở các hang động phát hiện được các di tích từ thế kỷ thứ 10. Có khu vực với rất nhiều phế tích quan trọng khẳng định nơi đó là nơi sinh hoạt của các phân quyền ngày xưa ở thế kỷ thứ 14, nhà Trần như nồi gốm, các bát đĩa cổ. Các phế tích này rất giống với các phế tích tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Gọi ngay để được tư vấn
Tel: 024 626 71426 0902.192.089 0969.910.982
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn
VIETRIVERTOUR sẽ liện hệ với bạn